Ứng dụng vòng tròn màu nào tốt nhất?

𝐁𝐀̣𝐍 𝐔̛́𝐍𝐆 𝐃𝐔̣𝐍𝐆 𝐓𝐇𝐄̂́ 𝐍𝐀̀𝐎 𝐓𝐑𝐎𝐍𝐆 𝐂𝐎𝐍𝐂𝐄𝐏𝐓?
 
Việc ứng dụng theo vòng tròn màu nào là đúng?
– 𝑹𝑮𝑩
– 𝑪𝑴𝒀𝑲
– 𝑹𝒀𝑩
 
Việc xây dựng layout, concept màu sắc sẽ có nhiều phương án để thực hiện áp dụng. Một số ảnh hưởng ứng dụng phong cách màu sắc hội họa thời phục hưng, một số theo trường phái hội họa, một số lại theo trường phái màu sắc hiện đại… khi tìm hiểu thì tất cả các cách ứng dụng kết hợp màu sắc (𝐜𝐨𝐥𝐨𝐫 𝐡𝐚𝐫𝐦𝐨𝐧𝐢𝐞𝐬) thì không có cách nào sai hết.
 
Vậy thế nào cho đúng? Sẽ rất khó để nói “ai” đúng sai trong việc ứng dụng hệ màu nào là đúng cả. Tuy nhiên có một yếu tố mà thường chúng ta “bỏ qua” hoặc cố tình “bỏ qua” đó chính là yếu tố văn hóa.
 
Đọc lịch sử nghệ thuật từng thời kì sẽ có những phong cách khác nhau và nó được chia thành nhiều châu lục, từ các nền văn minh khác nhau, dẫn tới tâm tư – tình cảm thể hiện cũng khác nhau. Á Đông chúng ta luôn thể hiện tình cảm khéo léo, kín đáo mà đong đầy. Phương Tây thì nồng nàn, mãnh liệt và rất rõ ràng, trong âm nhạc hay nghệ thuật cũng thể hiện rất rõ những điều này.
 
Điều này cũng đúng luôn với cả âm nhạc, thứ mà mình rất yêu thích và khi tìm hiểu với màu sắc thì có rất nhiều nét tương đồng. Khi ở Châu Á đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản – Trung Quốc… nhạc dân gian không sử dụng hệ thống thang 7 âm như Phương Tây mà sử dụng Ngũ cung (Việt Nam) ở Trung – Nhật thì họ chia âm khác chút. Nhưng nôm na là nó không phải cách nhau 1 bậc mà là 1/2 bậc.
 
Việc chia âm nhỏ ra tạo ra những thứ âm thanh rất đẹp, tinh tế. Và vô tình thay, khi các các kỹ sư về màu sắc họ chia màu theo hòa âm của nhạc (𝐜𝐨𝐥𝐨𝐫 𝐡𝐚𝐫𝐦𝐨𝐧𝐢𝐞𝐬) thì rất giống âm nhạc. Ở Châu Á những âm thanh duyên dáng do được chia bậc mềm mại hơn là thang âm 7 của Phương Tây.
 
Vì thế hầu hết các “tác phẩm” cả điện ảnh hay nhiếp ảnh (đoạn này mạn phép lấy ví dụ) của Châu Á mình, tone màu đỏ họ không dùng các tone màu 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐬𝐚̆́𝐜 như phương tây. Ví dụ tone màu đỏ thường “cam” mềm mại, tinh tế hơn rất nhiều.

 
Do đó, khi nhìn vào một tấm ảnh hay nghe một bài hát ít nhiều sẽ phỏng đoán được “văn hóa”, “thơ ca” trong đó. Ví dụ nghe một bản nhạc Trung ta nghe thấy rõ ngay, hoặc nghe một bản nhạc Ấn Độ ta cũng biết ngay và ở đâu cũng có nét đẹp riêng. Ảnh cũng tương tự vậy, một bức hình nhìn chúng ta sẽ cảm nhận nó đến từ đâu.
Vậy nên mình yêu thích văn hóa Á Đông vì nó luôn gần gũi với mình. Và việc ứng dụng hệ thống màu sắc trong chuẩn bị tiền kỳ, hậu kỳ thì đều có ý nghĩa rất quan trọng và trong các màu sắc thì RYB là hệ màu liên quan đến mỹ thuật, hội họa được ưu chuộng nhất khi thể hiện các tác phẩm. Bởi một bức ảnh trông nó sát gần với một bức họa vẽ. Mà nghệ thuật được công nhận vẫn chỉ là lĩnh vực: 𝐊𝐢𝐞̂́𝐧 𝐭𝐫𝐮́𝐜, Đ𝐢𝐞̂𝐮 𝐤𝐡𝐚̆́𝐜, 𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐡𝐨̣𝐚, 𝐕𝐚̆𝐧 𝐡𝐨̣𝐜, 𝐀̂𝐦 𝐧𝐡𝐚̣𝐜, 𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐝𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐯𝐚̀ Đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐚̉𝐧𝐡.
 
Nên một phần nào đó, việc sử dụng vòng tròn màu vừa có ý tứ của hội họa, vừa có ý tứ của văn hóa là một sự kết hợp tuyệt vời.
 
PS: Bài viết được tổng hợp từ những trải nghiệm cá nhân, một số nghiên cứu màu sắc của Retoucher nước ngoài. Có thể sẽ còn nhiều khiếm khuyết rất mong các bạn bổ sung. Đồng thời một số hình mô tả còn “non nớt” mong các bạn cảm thông.
 
#NguyenLong
#ZinbleAcademy