Tự học chụp ảnh chân dung quá dễ dàng.
Để có được một bức ảnh đẹp cần hội tụ rất nhiều yếu tố từ kỹ thuật đến kinh nghiệm. Trong đó, thể loại chụp ảnh chân dung ngoài trời là một thử thách lớn và cũng chính là cơ hội tuyệt vời để nhiếp ảnh nâng cao kỹ thuật của mình. Dưới đây là 7 bí quyết chụp ảnh chân dung ngoài trời chắc chắn bạn sẽ cần đến. Tham khảo ngay nhé!
Chỉ nên xác định một tiêu điểm duy nhất
Lý do bạn chỉ nên chọn một tiêu điểm duy nhất thay vì tất cả các tiêu điểm đó là khi sử dụng chế độ tự động điều chỉnh trọng tâm, bạn chỉ góp phần khiên cho bức hình của mình càng trở nên thảm họa. Thông thường, một máy ảnh sẽ được thiết kế chọn những điểm gần với ống kính nhất. Vì vậy, bạn chỉ nên tập trung vào một điểm xác định để dễ dàng kiểm soát toàn bộ khung hình.
Đôi mắt luôn là điểm cần được tập trung trên khuôn mặt
Một bức ảnh chân dung đẹp cần phải toát lên được cái hồn. Người chụp cần tập trung chủ yếu vào đôi mắt bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, là linh hồn của một bức ảnh chân dung. Mẹo nhỏ cho bạn là điều chỉnh len bokeh (len có thông số f lớn như f1.4, 1.8, 2.8…) sẽ giúp bạn điều chỉnh được làn da mềm mại và láng mịn hơn khi lên hình.
Chụp mở rộng nhằm lấy độ sâu hẹp của dải ảnh
Trong chụp ảnh chân dung, hầu hết những bức ảnh chân dung đẹp mà chúng ta thường thấy đều được chụp từ khẩu độ rộng và chụp theo kiểu bokeh (nền phẳng mượt, mờ mờ ảo ảo). Để làm được điều này, bạn cần một ống kính phụ có khả năng mở rộng khẩu độ nhanh. Khẩu độ chụp ảnh chân dung ngoài trời thường ở mức f2.8 hoặc f4.
Nên chụp với tiêu cự từ 70mm trở lên
Sản phẩm của việc chọn tiêu cự dưới 70mm chính là những bức hình méo mó không còn tự nhiên. Đồng nghĩa với việc bạn phải nghe những lời phàn nàn từ phía khách hàng. Tuy nhiên, đây chưa phải là tình huống tệ nhất so với việc bạn chụp dưới 50mm. Lúc này, ống kính chụp xa sẽ khiến cho độ mờ bokeh tăng lên cũng như làm mất đi độ nét của hình ảnh. Như vậy, để có một bức chân dung ngoài trời đẹp cần sử dụng tiêu cự từ 120 – 200mm.
Sử dụng tấm bìa xám để cân bằng trắng
Sử dụng tấm bìa xám để cân bằng trắng giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian khi chụp ảnh ngoài trời. Vì sao tôi lại nói như vậy? Khi bạn mở Adobe Camera Raw hoặc bất kỳ chương trình chỉnh sửa ảnh RAW nào, bạn phải luôn chọn chế độ cân bằng trắng. Biểu tượng của nó thường là ở dạng chai thuốc nhỏ mắt, nhấp vào đó để quan sát những gì có màu xám trung tính trên ảnh. Nếu bạn sử dụng chế độ cân bằng trắng trên máy ảnh thì 800 bức ảnh là 800 gái trị cân bằng khác nhau, thật kinh khủng phải không ạ?
Chụp ảnh trong bóng râm (tránh ánh sáng trực tiếp)
Khi chụp ảnh, ánh sáng trực tiếp rất dễ làm chói mắt, nheo mắt và khó có thể cân bằng trắng. Vì vậy, chúng ta cần chọn những nơi có bóng râm nhẹ, tuy nhiên đó không phải là nơi khuất sáng hoàn toàn. Vị trí có ánh sáng dịu nhẹ và mức cân bằng trắng phù hợp sẽ giúp bạn có một bức ảnh tuyệt vời hơn.
Những điều cần lưu ý khi chụp ảnh trong ngày u ám
Chụp ảnh trong những ngày u ám vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm. Lý do vì mây được xem như một tấm màn khổng lồ khuếch tán ánh sáng, giúp bạn thực hiện được những chiếc ảnh sắc nét hơn. Mặc dù vậy, chính mây cũng có thể làm hỏng bức ảnh chân dung ngoại cảnh của bạn bởi làm tốn khá nhiều thời gian để điều chỉnh cân bằng trắng tự nhiên trong một ngày.
Trong quá trình cân bằng trắng, bạn cần chú ý hai điều cơ bản:
- Thời gian trong ngày: Tại mỗi thời điểm khác nhau sẽ có mức cân bằng trắng khác nhau
- Quan tâm đến tất cả các yếu tố khác mà ánh sáng đi qua trước khi nó hướng đến đối tượng chụp ảnh
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng góp phần làm thay đổi màu ánh sáng từng phút một. Vì vậy, bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của các tấm bìa xám hoặc nhiều màu sắc để hỗ trợ cân bằng trắng.