Khái niệm timecode khá đơn giản: gán dấu thời gian cho mỗi khung hình hoặc âm thanh. Timecode là một cái “đồng hồ” chạy suốt 24 tiếng, đếm giờ, phút, giây và khung hình. Hầu hết các máy quay hiện nay đều có khả năng ghi timecode, vốn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất video và audio nghiêm túc. Có một số dạng timecode khác nhau, nhưng tất cả chúng đều dựa trên số khung hình được ghi, hoặc thời gian trong ngày, điều này đôi khi có thể gây nhầm lẫn.
Các dạng timecode
Các timecode đếm số khung hình tùy thuộc vào mức tốc độ khung hình mà bạn đang dùng. Khi quay ở 30fps (30p hoặc 60i), timecode có thể đạt tới số 23:59:59:29 (hai mươi ba tiếng, năm mươi chín phút, năm mươi chín giây và 29 khung hình). Khung hình tiếp theo sẽ được trả về 00:00:00:00. Lưu ý rằng vì có 30 khung hình mỗi giây, số khung hình tối đa sẽ là :29. Hệ thống timecode này được gọi là SMPTE nondrop. Rất nhiều người chỉ gọi nó là SMPTE (đọc là “simpty”) hoặc nondrop (thường được viết tắt là ND hoặc NDF). Đây là chẩn, timecode cơ bản thường được dùng ở Bắc Mĩ và những nơi dùng chuẩn NTSC.
Ở châu Âu và những nơi khác trên thế giới dùng hệ PAL, video thường được quay ở 25 fps (25p hoặc 50i) thì người ta dùng EBU timecode, vốn tương tự như một cái đồng hồ chạy suốt 24 tiếng, nhưng số khung tối đa chỉ ở mức :24 mà thôi.
Từ khi chuyển sang quay băng, timecode được ghi dưới dạng linear timecode (LTC), trên một track chuyên dụng hoặc trên một kênh âm thanh dự phòng. *Bạn sẽ vẫn có thể một số người gọi timecode là LTC.
DROP FRAME TIMECODE. Một trong những ưu điểm của video ở những nước dùng hệ NTSC là ở hầu hết mọi định dạng, tốc độ khung hình chỉ chậm hơn những gì bạn nghĩ một chút thôi (khoảng 0.1%). Ví dụ, video 30fps thực chất là 29.97 fps (tương tự, 60i thực chất là 59.94i). Khi bạn quay 24p thì thực tế nó sẽ là 23.976p.
Bạn không thể thấy 0.1% tốc độ bị giảm, nhưng nó ảnh hưởng đến toàn bộ thời lượng của video. Khi bạn xem một bộ phim quay 29.97 sử dụng nondrop timecode và chạy đồng hồ bấm giờ kể từ khi phim bắt đầu, khi bạn bấm dừng đồng hồ khi timecode trên video chỉ 1 giờ, bạn sẽ thấy trên đồng hồ bấm giờ của bạn thực chất là 1 tiếng và 3.6 giây. Nondrop timecode không theo thời gian thực. Sự khác biệt này không có gì to tát nếu phim không được chiếu trên truyền hình. Nondrop timecode thường được dùng trong sản xuất.
Vì các đài truyền hình cần phải biết chính xác thời lượng của chương trình, nên drop frame (DF) timecode được phát triển. Hệ thống này bỏ hai khung hình mỗi 2 phút (ngoại trừ mỗi 10 phút) để timecode chạy đúng theo thời gian thực. Một chương trình dài 1 tiếng đồng hồ theo hệ drop frame timecode thì dài chính xác 1 tiếng. Với drop frame timecode, không có khung hình nào trên video bị bỏ và tốc độ khung hình không thay đổi. Thứ duy nhất bị ảnh hưởng là cách đếm khung hình của timecode mà thôi (tức là chỉ ảnh hưởng đến con số hiển thị trên màn hình). Đây là điểm khiến nhiều người nhầm lẫn. Chuyển một máy quay từ ND sang DF không ảnh hưởng lên hình ảnh hay số khung hình được ghi mỗi giây. Cái duy nhất thay đổi là số timecode được đếm theo thời gian.
Các chương trình dành cho truyền hình ở các quốc gia dùng hệ NTSC thường được dựng theo DF timecode. Kể cả nếu bạn quay ở NDF thì bạn vẫn có thể dựng ở DF (hầu hết các hệ thống dựng có thể hiển thị bất cứ loại timecode nào mà bạn chọn), và các đài truyền hình sẽ yêu cầu bạn xuất file ở DF vì thời lượng của chương trình cần phải chính xác tuyệt đối. DF thường được hiển thị với dấu chấm phẩy thay vì dấu hai chấm giữa các con số (00;14;25;15) hoặc là chỉ dùng dấu chấm phẩy phía trước số khung (01:22:16;04).
24p TIMECODE. Nếu bạn quay phim điện ảnh, có thể bạn sẽ làm việc ở tốc độ khung hình 24.00p vốn sử dụng 24-frame timecode (số khung tối đa là :23). Điều này giữ nó ở thời gian thực. Mặc dù vậy, khi quay một dự án video thông thường với một camera thông thường chỉ hỗ trợ 23.98p, bạn chỉ có thể sử dụng nondrop timecode bởi vì không có bản drop frame của 24-frame timecode. Cái này không cho phép nó chạy đúng theo thời gian thực. Nếu bạn dùng một hệ thống thu âm riêng, nếu nó cũng được đặt ở 23.98 fps, timecode của phần hình và phần tiếng sẽ có chung timebase.
TIMECODE TRÊN MÁY QUAY KHÔNG CHUYÊN. Máy quay không chuyên thường không có timecode chuyên nghiệp, nhưng nó thường ghi dấu thời gian nondrop theo định dạng GIỜ:PHÚT:GIÂY:KHUNGHÌNH cho mỗi video. Thông thường, cái này bắt đầu ở 00:00:00:00 cho mỗi clip và không thể điều chỉnh được.
Sử dụng timecode trong sản xuất phim/video
Tất cả các máy quay chuyên nghiệp và nhiều mẫu máy bán chuyên nghiệp đều cho phép bạn điều chỉnh điểm bắt đầu của timecode và còn có thể cho phép bạn chọn các tùy chọn timecode khác nhau.
CHẾ ĐỘ RECORD RUN. Chế độ timecode đơn giản nhất được gọi là record run (REC RUN). Chế độ này có timecode chạy khi máy chạy và dừng khi máy dừng. Khi quay ở chế độ record run, bạn có thể bật và tắt máy quay tuỳ ý, nhưng timecode sẽ chạy liền mạch từ clip này sang clip tiếp theo.
Trên hầu hết các máy quay chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, bạn có thể đặt trước timecode để chọn điểm bắt đầu. Ví dụ, bạn muốn chọn đặt timecode cho scene đầu tiên của bắt đầu ở một giờ (1:00:00:00), và scene thứ hai bắt đầu ở hai giờ (2:00:00:00) hoặc cao hơn. Điều này cho phép bạn nhanh chóng xác định clip này thuộc scene nào. Mặc dù vậy, điều này là hoàn toàn không cần thiết. Và nhiều production, người ta chỉ dùng chế độ record run đơn giản mà thôi. Việc các clip quay khác ngày nhưng trùng timecode không phải là vấn đề gì to tát lắm (và đây cũng là điều không thể tránh khỏi nếu lượng source quay quá nhiều). Nhiều máy quay cho phép bạn cài đặt user bits (U-bits), vốn là một bộ dữ liệu riêng biệt để xác định số roll của máy quay, ngày tháng và các thông tin khác. Nhiều máy quay không chuyên không hỗ trợ chế độ record run.
CHẾ ĐỘ TIME-OF-DAY VÀ FREE RUN. Trên nhiều máy quay, bạn có thể quay với timecode ở chế độ time-of-day (TOD). Mã TOD có thể hữu ích nếu bạn cần xác định chính xác thời điểm quay hay bạn quay nhiều máy cùng một lúc. Một hệ thống tương tự được gọi là chế độ free run với timecode chạy liên tục bất kể máy đang bật hay tắt, nhưng bạn không thể cài đặt điểm bắt đầu của timecode.
TOD không liên tục nếu bạn tắt máy (vì khi bạn bật lại máy, timecode sẽ nhảy theo thời điểm hiện tại trong ngày). Máy RED có thể ghi hai track timecode độc lập: “edge code” là mã SMPTE bắt đầu ở 1:00:00 ở khung hình đầu tiên của mỗi thẻ (và, giống như REC RUN, nó liên tục giữa các clip); “timecode” là mã TOD hay timecode ngoài từ một nguồn khác.
Với mã TOD, nếu bạn quay không hết thẻ (hoặc băng) trong buổi chiều này và dùng thẻ này để quay tiếp vào sáng hôm sau, thì clip trên thẻ sẽ không được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của timecode như thường lệ. Không phải là vấn đề gì lớn lắm, nhưng bạn cần lưu ý điều này. Nếu thiết bị của bạn có thể dùng hệ 24 giờ chứ không phải hệ 12 giờ thì sẽ dễ dàng quản lý hơn. Cả mã TOD và FREE RUN đều có thể bị lêch qua thời gian, vậy nên hãy nhớ kiểm tra timecode thương xuyên nếu bạn cần thời gian trong ngày chính xác.