Tia laser phá hủy cảm biến thế nào? Và những tip phòng tránh

Quang phổ ánh sáng là gì? 

Phổ có thể nhìn thấy được hay Ánh sáng khả kiến là một phần của quang phổ điện từ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bức xạ điện từ trong phạm vi các bước sóng được gọi là nhìn thấy được ánh sáng hay đơn giản là ánh sáng. Mắt người điển hình có thể nhìn thấy bức xạ điện từ có bước sóng từ khoảng 380-760 nm. Về mặt tần số, điều này tương ứng với một dải tần số trong khoảng 400-790 THz. Một con mắt thích nghi với ánh sáng thường có độ nhạy tối đa của nó vào khoảng 555 nm (540 THz), tương ứng khu vực màu xanh của quang phổ quang học. Tuy nhiên, phổ này không chứa tất cả các màu sắc mà mắt con người và não bộ có thể phân biệt được. Các màu sắc không bão hòa như màu hồng, hoặc các biến thể màu tím như màu đỏ tươi chẳng hạn thì không nhìn thấy bởi vì chúng chỉ có thể được thực hiện bởi một kết hợp của nhiều bước sóng.

Laser là gì? 

Laser hay Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation có nghĩa là “khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích”. Theo thuyết lượng tử thì trong một nguyên tử, các electron tồn tại ở các mức năng lượng riêng biệt và rời rạc. Các mức năng lượng có thể hiểu là tương ứng với các quỹ đạo riêng biệt của electron xung quanh hạt nhân. Electron ở phía ngoài sẽ có mức năng lượng cao hơn những electron ở phía trong. Khi có sự tác động vật lý hay hóa học từ bên ngoài, các electron này cũng có thể nhảy từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng cao hay ngược lại, gọi là chuyển dời trạng thái. Các chuyển dời có thể sinh ra hay hấp thụ lượng tử ánh sáng hay photon theo thuyết lượng tử của Albert Einstein. Bước sóng (liên quan đến màu sắc) của tia sáng phụ thuộc vào sự chênh lệch năng lượng giữa các mức. Có nhiều loại laser khác nhau, có thể ở dạng hỗn hợp khí, ví dụ He-Ne, hay dạng chất lỏng, song có độ bức xạ lớn nhất vẫn là tia laser tạo bởi các linh kiện bán dẫn như điốt laser.

Laser có trong rất nhiều ứng dụng, như làm mắt đọc đĩa quang CD/DVD, máy in laser, máy quét mã vạch, công cụ trình tự DNA, internet cáp quang, truyền dữ liệu trong không gian vũ trụ, máy cắt, máy hàn, máy phẫu thuật laser, tẩy mụn ruồi, nhắm bằng laser. Trong quân đội laser được dùng để đánh dấu, đo khoảng cách và tốc độ của mục tiêu. Trong giải trí laser được sử dụng trong các sân khấu như hòa âm ánh sáng.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Laser

Laser gây hại cho cảm biến máy ảnh:

Cảm biến ánh sáng của máy ảnh cũng nhạy cảm như võng mạc trong mắt người, dễ bị tổn thương bởi các tia sáng mạnh như tia hồ quang hoặc laser. Khi những nguồn sáng cực mạnh này chiếu vào bề mặt cảm biến (đang được kích hoạt) chúng sẽ gây ra các hư hại biểu hiện qua những đường vạch lỗi ngang hoặc dọc khung hình, ám sắc loang góc hoặc đen một vùng.

Tác động của laser tới cảm biến

Một số lưu ý tránh tác động của Laser đến cảm biến: 

– Cần lưu ý là khi quay phim – cảm biến bật liên tục thì dễ bị laser chiếu trúng hơn là chỉ chụp ảnh đơn.
– Nên tránh những khu vực có đèn laser hoạt động.
– Máy ảnh DSLR “lành” hơn dòng Mirrorless do còn có phần gương chắn trước bộ cảm biến, nhưng nếu mở màn trập đúng lúc đèn laser chiếu tới thì vẫn có thể hỏng cảm biến.
– Chọn vị trí sát sân khấu chụp lên vì khu vực này thường dành cho giới nhiếp ảnh – camera, đèn laser cũng ít chiếu tới.
– Nếu phải đứng xa sân khấu thì dùng chân máy và ống kính tê-lê từ xa chụp lại.
– Đứng chéo sang 2 bên vì đèn laser thường hoạt động mạnh giữa sân khấu.
– Sử dụng những filter lọc chống UV để hạn chế bớt cường độ đèn laser.
Phòng tránh ‘chết’ cảm biến ảnh do đèn laser gây ra
– Sử dụng hood (loa che nắng) hạn chế đèn laser chiếu xiên vào cảm biến.
Một số chia sẻ kinh nghiệm từ bên anh Cường Vũ chuyên cung cấp các thiết bị máy ảnh tại Hà Nội.
Hi vọng một số chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn tránh được việc hư hỏng cảm biến máy ảnh trong quá trình tác nghiệp nhé.