MỤC LỤC
Phần 2. (Tiếp Phần 1 – Nghệ thuật thời Phục hưng)
Có thể nói có không ít hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia… có rất nhiều ảnh hưởng của thời phục hưng vào các tác phẩm của họ. Trong đó có tư tưởng, có văn hoá, có tư duy… mặc dù cách thức thể hiện có thể tạo ra những nét riêng, nhưng rõ ràng đều áp dụng những tiêu chuẩn vào trong tác phẩm của họ. Chúng ta có thể những tác phẩm của Picasso đã thay đổi nhiều sau khi ông đến Pháp để tìm cho mình con đường nghệ thuật riêng, trong đó có thể kể đến phong cách vẽ đặc trưng sau này của ông bắt đầu từ những những năm 1907 với phong cách Lập thể, với tác phẩm: Những cô nàng ở Avignion. Mở đầu cho một trào lưu mới. Từ đó mọi quy tắc về giải phẫu, phép viễn cận, quy luật ánh sáng, hài hoà của hội hoạ cổ điển đều bị Picasso thay thế.
Những cô nàng ở Avignion
Một thông tin ngoài lề về Filippo Brunelleschi là người phát minh ra luật phối cảnh, xa gần, nhưng vẫn dựa vào những gợi ý từ nền văn hoá Hy Lạp – Rome cổ. Vì vậy mới nói: Phục Hưng chính là đi xây dựng, tái tạo lại và làm hơn thời kỳ vàng son đó. (Tóm lại là thời đó nó đỉnh quá anh em ạ :v)
Và rồi chỉ với vài nét vẽ Kỷ hà, Picasso đã tạo nên một phong cách hoàn toàn mới và làm nên lịch sử của hội hoạ. Nhưng có ít người biết rằng, Picasso đã có những ảnh hưởng nhất định vào từng thời kỳ. Trong đó có thể thấy thời Kỳ Xanh (1901-1904); Thời kỳ Hồng (1904-1906); Thời kỳ ảnh hưởng Châu Phi (1907-1909): Ở thời kỳ này Picasso đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những đồ Tạo tác Châu Phi. Ông cho rằng mọi loại nghệ thuật phải tự học được cái hay của nhau.
Picasso đã ảnh hưởng mạnh mẽ đồ tạo tác Châu Phi:
Và sau này các bức tranh ông vẽ đều có những ảnh hưởng đồ tạo tác này.
Và đỉnh cao nhất chính là bức tranh: Sự kiện Guernica ông vẽ vào năm 1937. Khi căm thù sự kiện Phát Xít Đức ném bom vào thị trấn Guernica xứ Basque quê hương ông.
Bức tranh này phản ánh rõ thái độ của Picasso với chiến tranh, người yêu hoà bình. Ông vẽ những kẻ “đầu ngựa, đầu trâu…” đã cố gia sức chà đạp, sát hại người dân vô tội, kể cả phụ nữ và trẻ em.
Cuộc gặp gỡ của Bác Hồ và Picasso.
Năm 1944, Picasso trở thành Đảng viên đảng cộng sản Pháp, ông luôn hướng nghệ thuật đến sự ca ngợi cuộc sống Hoà Bình. Để nói thêm cho các bạn biết rằng, Bác Hồ vĩ đại của chúng ta trong giai đoạn này cũng là thành viên của Đảng cộng sản Pháp. Qua những lần tham gia một số hoạt động nghệ thuật, Bác Hồ đã vài lần gặp gỡ Picasso và nhiều văn nghệ sĩ khác ở nhóm Clarté (Ánh sáng).
Vậy, Picasso có biết Bác Hồ chúng ta không? Hoàn toàn có nhé. Theo Cuốn sách “Bác Hồ – một tình yêu bao la” do NXB Kim Đồng phát hành, trích đoạn như sau:
Bác đến không báo trước. Lúc người giúp việc của Picasso đưa Bác đến gần cửa, họa sĩ đã nhận ra Bác. Ông vội chạy tới:
– Chào anh Nguyễn!
Hai người ôm chầm lấy nhau. Rồi Picasso lùi lại một bước ngắm Bác:
– Anh chóng già quá, nhưng đôi mắt vẫn trẻ và như sáng hơn thời chúng ta gặp nhau ở Trụ sở nhóm Clarté (Ánh sáng)”.
Picasso đưa Bác đi xem phòng tranh của ông. Bác cầm từng bức tranh, im lặng tuyệt đối. Tôi thấy sự xúc động hiện rõ trên gương mặt trầm tư của Người. Lúc trở vào phòng trà, Picasso hỏi Bác:
– Anh cho tôi một lời khuyên.
Bác nói:
– Chúng tôi đến chiêm ngưỡng nghệ thuật của anh. Mọi lời bình về tranh Picasso chỉ là nét viền quanh cái khung của bức tranh. Anh miễn cho tôi – một người không am hiểu nghệ thuật hội họa cho lắm.
Picasso cười thoải mái, giọng vui hẳn lên:
– Tôi còn nhớ bức tranh anh vẽ trên báo Le Paria (Người cùng khổ), anh ký Nguyễn Ái Quốc bằng chữ Tàu. Ngày ấy tôi nói với Henri Basbusse: “Chỉ mấy nét vẽ này ta đã thấy một tư tưởng, một tâm hồn đẹp tàng ẩn bên trong”. Nếu như anh tiếp tục con đường hội họa thì biết đâu đấy, cũng có thể sẽ có một Nguyễn Ái Quốc họa sĩ. Nhưng hôm nay anh Nguyễn là Hồ Chủ tịch, người đi đầu trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và của các dân tộc bị áp bức khác.
Ông mời Bác uống nước, rồi phác mấy nét chân dung Bác. Xong, ông cất vào cặp giấy vẽ. Đến lúc tiễn Bác ra cửa, ông mới trao cho Bác. Sau đó, Bác trao lại cho tôi cất giữ…
Tiếc thay, qua nhiều năm sóng gió của chiến tranh, bức chân dung đã thất lạc, nếu còn, nó sẽ là một bằng chứng sinh động cho tình bạn giữa hai vĩ nhân.
Chúng ta hãy cùng xem lại bút tích của Bác Hồ nhé ^^.
Quay trở lại với một tác phẩm tiêu biểu của Picasso nhé!
Bức ảnh: Ba nhạc công ^^
Nguồn tham khảo: #wikipedia