Nghệ thuật hình thành từ những cảm hứng

Nghệ thuật hình thành từ những cảm hứng

Biểu tượng con chim Bồ Câu hoà bình.

Sinh thời, Picasso rất thích vẽ chim Bồ Câu, cũng là biểu tượng hoà bình

Có một đề tài mà Picasso luôn ấp ủ từ thời niên thiếu là đề tài vẽ chim bồ câu. Suốt nhiều năm, Picasso đã vẽ đi, vẽ lại hàng trăm bức tranh về chim bồ câu với loại đơn, đôi hoặc nhóm 3 con.

Vào năm 1940, khi Đức quốc xã tấn công nước Pháp, trong suốt Thế chiến II, Picasso đã sống ở Paris, ngay trong khu chiếm đóng của Đức Quốc xã, nơi ông đã liên tục bị các mật vụ bắt bớ, xét hỏi. Dù vậy, Picasso vẫn tiếp tục vẽ chim bồ câu.

Năm 1944, Picasso trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Ông tuyên bố: “Lý tưởng của những người cộng sản về một thế giới tươi đẹp phù hợp với nghệ thuật của tôi”. Năm 1949, tác giả Louis Aragon đã chọn bức tranh thạch bản của Picasso, La Colombe (The Dove) làm áp phích kỷ niệm Hội nghị Hòa bình ở Paris. Tấm áp phích trở nên nổi tiếng ở Paris, cũng tháng 4 năm đó, con gái của Picasso chào đời nên ông đã lấy cái tên ý nghĩa Paloma (Tiếng Tây Ban Nha là chim bồ câu) để đặt cho con.

Tiếng nói hòa bình trong hình ảnh chim bồ câu của tranh Picasso đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Đó là biểu tượng cho phong trào hòa bình, Đảng Cộng sản và phong trào tự do, cấp tiến. Những năm sau đó, danh họa nổi tiếng đồng ý để sử dụng hình ảnh chim bồ câu trong tác phẩm của mình làm biểu tượng hòa bình của các hội nghị trên khắp châu Âu.

Năm 1950, Hội nghị thành lập Hội đồng Hòa bình thế giới (WPC) được tổ chức tại Warsaw, thủ đô Ba Lan. Nhà bác học Joliot Curie, Giải thưởng Nobel, một trong những người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của WPC đã ra Lời kêu gọi nhân dân thế giới hãy cùng đấu tranh bảo vệ hòa bình cho tất cả mọi người trên thế giới. Bức tranh chim bồ câu của danh hoạ Picasso được treo tại hội trường hội nghị và đã trở thành biểu tượng của Hội đồng Hòa bình thế giới. Kể từ đó, chim bồ câu được xem là sứ giả Hòa bình thế giới.

Hình ảnh chim bồ câu như một biểu tượng hòa bình thời hiện đại đã có nhiều thay đổi so với chuẩn mực ban đầu trong tranh Picasso vào năm 1949. Chim bồ câu thường được miêu tả trong tư thế bay liệng tự do, mang hoa lá, ô liu trong cánh, mỏ và cặp trong chân. Tuy nhiên, công lớn về việc phổ biến, nhân rộng biểu tượng hòa bình trong hình ảnh chim bồ câu vẫn thuộc về Picasso và sự kiện ý nghĩa này đáng được nhắc nhớ bên cạnh gia tài lừng lẫy của nhân vật đứng đầu trong giới hội họa thế kỷ 20.

Tàu Nô-ê (hay Noah) là con thuyền được nhắc đến ở chương 6 đến chương 9 của Sách Sáng thế trong Kinh Thánh. Văn bản đó mô tả việc ông Nô-ê đóng con tàu này là để tự cứu ông và gia đình,

Truyền thuyết:

Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa tạo ra người nam là Adam, rồi lại lấy một cái xương sườn của Adam tạo ra con người nữ Eva, nhờ đó con cháu của họ sinh sôi nảy nở và làm ăn sinh sống rất hưng thịnhPh cần cù lao động, vì thế mới nảy sinh những tội lừa bịp, hủ hoá và bạo lực, đạo đức của nhân loại bắt đầu bị hủ hoại.

Thiên Chúa nhận ra rằng, loài người càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội đến nỗi không thể cứu chữa. Thiên Chúa hối hận vì đã tạo ra loài người nên quyết định sẽ hủy diệt tất cả thế giới bằng trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, Thiên Chúa thấy ông Nô-ê (cháu đời thứ chín của Adam, tộc trưởng của tộc Hebrơ là một người hết sức trung thành với Thượng Đế. Ông chủ trương giữ trọn chính nghĩa, căm ghét sâu sắc các điều ác trong loài người) là người công chính nên không nỡ loại trừ cả ông.

Trận Đại hồng thuỷ kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người.

Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con chim bồ câu bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài.

Lần thứ nhất, con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về. Noe biết rằng khắp các nơi vẫn còn là nước, cho nên con chim không có chỗ nào để đậu nên nó bay về lại tàu.

Bảy ngày sau, con bồ câu lại được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Nô-ê nhìn thấy thế hết sức sung sướng, và điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước.

Ông tiếp tục thả con bồ câu ra, lần này thì nó bay đi không quay trở về nữa, điều này chứng tỏ nước lụt đã rút. Thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới.

Ngày nay, xuất phát từ truyền thuyết chiếc tàu Nô-ê này, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa bình (hoặc sự an bình).

Không chỉ Picasso lấy cảm hứng hình ảnh con chim Bồ câu làm cảm hứng sáng tác cho mình, mà chúng ta cũng thấy trong bộ phim 2012 được phóng tác hình ảnh con Tàu Nô ê hay cũng có riêng một bộ phim.

Có rất nhiều giai thoại, truyền thuyết đã làm cảm hứng để các nhà làm phim, hay nhiếp ảnh thực hiện các dự án của mình. Vì vậy, nghệ thuật  có cả hình thành từ những cảm hứng.