Máy tính lý tưởng cho đồ họa ra sao

Trước khi tham gia vào hệ thống đồ họạ bạn cần chuẩn bị cho mình một chiếc máy tính có một hệ thống vận hành tốt và khỏe. Để đảm bảo quá trình thiết kế, design được chạy mượt mà cũng như đảm bảo không bị ngắt quãng hay xảy ra sự cố trong quá trình làm việc

Nguồn

Gợi ý nên chọn nguồn công suất từ 600w trở lên, để đắp ứng đủ nhu cầu cho các linh kiện. (Đặc biệt quan tâm đến hiệu suất của VGA)

 

Màn hình

Nên chọn những màn hình có kích thước lớn vừa đủ cho công việc thiết kế đồ họa, độ phân giải Full HD trở lên đến 4k…để có độ phân giải cao và màu sắc chuẩn hơn. Đối với những người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế và in ấn thì độ chính xác màu sắc là mối quan tâm lớn. Một số thương hiệu màn hình chúng ta có thể nghĩ đến đầu tiên đó là Dell, Asus, BenQ và HP vì những màn hình của các hãng này thường có độ sắc nét và độ chính xác màu sắc cao.

Màn hình thường được các công ty kiến trúc, đồ họa ưa thích là dell utra 24inch đến 27inch. Màn hình này hội tụ đủ các yếu tố phù hợp từ giá cả phải chăng, độ phân giải từ full hd đến 4k,và chất lượng cao.

CPU 

Cần chọn những dòng CPU mạnh mẽ ổn định và nhanh nhất, xung nhịp càng cao thì càng tốt, không nhất thiết phải đa luồng, nên sử dụng bộ xử lý intel i5-8400 Coffee Lake hoặc i7-8700k, i9…. sẽ phù hợp với hệ sinh thái Adobe hơn. Còn đối với xử lý 3D thì nên dùng chip Xeon để mang đến hiệu năng tốt nhất để làm việc thiết kế đồ họa.

GPU

GPU là đơn vị xử lý đồ họa chuyên dụng nhận nhiệm vụ tăng tốc, xử lý đồ họa cho bộ xử lý trung tâm CPU. GPU có các tính năng vượt trội, vượt xa so với các trình điều khiển đồ họa cơ bản khác. GPU sẽ ảnh hưởng trực tiếp khi các bạn dựng hình vẽ hình, hỗ trợ các game 3D và các phần mềm kiến trúc như 3Dsmax , Vray hay những phần mềm dựng hình ảnh và làm video chuyên nghiệp.

Đối với GPU, giá thành luôn đi chung với chất lượng. Mức giá càng cao, card đồ họa càng đảm bảo hiệu quả sử dụng khi vận hành. Nếu muốn tiết kiệm bạn có thể chọn lúc những dòng sản phẩm này giảm giá, thường là khi một GPU mới được tung ra thị trường.

Card đồ họa thường có mức giá cao hơn nhiều so với các linh kiện khác trong máy tính. Song, chúng lại có thời gian sử dụng lâu dài và bền bỉ hơn nên ít khi nào cần phải thay thế. Hơn nữa, việc dùng card đồ họa rẻ sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như phải nâng cấp card thường xuyên hay thay thế khi hư hỏng. Do đó, bạn hãy sử dụng GPU thuộc các thương hiệu lớn như Nvidia hay AMD/ATI. Một artist chuyên nghiệp có thể sử dụng 1 trong 2 dòng card (Pro hoặc game) cho công việc của họ. Phổ biến dòng chuyên nghiệp là NVIDIA (Quadro) và AMD (Firepro), dòng phổ thông là NVIDIA (Geforce) và AMD (Radeon)

Một kinh nghiệm cho thấy: Nếu làm việc đồ họa 3D thì dùng các VGA Quadro, còn làm ảnh và trên hệ sinh thái Adobe thì nên dùng Nvidia hoặc AMD radeon.

Main

Có thể lựa chọn 2 loại main. Main server sẽ hỗ trợ tối đa cho công việc render, vì nó có thể lắp đặt 2 chip. Main loại 1 chip, nếu muốn render nhanh bằng CPU thì phải có CPU mạnh, nhưng Main này lại hỗ trợ tốt hơn về Card màn hình, sử dụng tối đa hiệu năng GPU

Sự khác nhau giữa main server và main máy tính bàn thông thường

Tương tự như các main máy tính bàn thông thường, main máy chủ cũng là một bảng mạch với vai trò là cầu nối trung gian giao tiếp giữa CPU với các thiết bị linh kiện khác của máy chủ. Nhưng main server lại có những đặc điểm riêng biệt so với main máy tính bàn như sau:

  • Socket: số lượng socket trên main server không chỉ dừng lại ở 1 socket như main máy tính bàn, số lượng socket trên main server thường là 2 socket trở lên tùy vào nhu cầu sử dụng của từng server.
  • Khe cắm bộ nhớ RAM: số lượng khe cắm RAM của main server thường nhiều hơn main máy tính bàn, có thể cắm và sử dụng đồng thời cùng một lúc nhiều thanh RAM nhằm giúp tăng bộ nhớ phù hợp với nhu cầu sử dụng server của người dùng cá nhân và doanh nghiệp.
  • Cổng kết nối: ngoài khe cắm RAM ra thì các cổng kết nối trên main server cũng có số lượng nhiều hơn so với main máy tính bàn, nhằm giúp người dùng có thể lắp đặt thêm nhiều thiết bị hỗ trợ tùy vào nhu cầu sử dụng của họ như các loại card RAID, card LAN,…
  • Thời gian hoạt động: main server được thiết kế để có thể hoạt động một cách liên tục và ổn định trong một thời gian dài mà không bị lỗi. Ở main máy tính bàn thì không có điều này.

Các thông tin cần quan tâm khi chọn mua main server là gì?

  • Hãng sản xuất: Ưu tiên chọn những hãng sản xuất mainboard server uy tín, tiêu chí này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng và độ bền của mainboard. Một số thương hiệu nổi tiếng chuyên về mainboard server như Supermicro, Intel, Asus,…
  • Kích thước: đây là một trong những yếu tố cơ bản cần biết khi lựa chọn mua main server nhưng ít người để ý nhất. Cần quan tâm đến đặc điểm này để tìm cho mình một mainboard phù hợp với chassis server mà bạn muốn lắp đặt.
  • Chipset: chi tiết này sẽ cho chúng ta biết thông tin về khả năng của main server có thể hỗ trợ và tương thích với những CPU server nào, card mở rộng nào, hỗ trợ bao nhiêu khe cắm RAM và dung lượng hỗ trợ tối đa bao nhiêu GB RAM.
  • Tốc độ BUS: tốc độ bus càng cao thì có thể cắm được các loại RAM tốt hơn, hiệu năng cao hơn.
  • Các cổng hỗ trợ: một main server có nhiều khe cắm RAM hay nhiều khe cắm mở rộng, cổng kết nối sẽ thuận tiện hơn nhiều khi làm việc với lượng công việc lớn.

Ngoài ra, có một số mainboard máy chủ có hỗ trợ thêm khả năng ép xung (OC – Overclock) nhằm tăng tốc tốc độ xung nhịp cho CPU cao hơn so với mức xung nhịp bình thường của nó và một số mainboard được bổ sung thêm các tính năng như tự update firmware, tích hợp nhiệt kế cho CPU,…

RAM

Các phần mềm đồ họa sẽ ngốn RAM của bạn rất nhiều khi sử dụng, nên bạn cần phải lắp dung lượng RAM càng cao càng tốt. Lưu ý rằng, chỉ chọn RAM có số bus cao nhất nhưng phải được bo mạch chủ hỗ trợ đủ.

Đối với máy tính để bàn có thể chọn các loại có thông số bus từ 2400MHz, 2666MHz, 3000MHz, 3200MHz;  với laptop cho thiết kế đồ họa 3D thì cũng tương tự nên ưu tiên các loại bus RAM từ 2400Mhz trở lên.

Thực tế: Bus là thông số ghi nhớ tạm thời để trung chuyển dữ liệu thông qua CPU xử lý, ví dụ; 2400MHz, thì trong 1 giây, nó thực hiện chuyển hoặc lưu 2GB dữ liệu để xử lý, trên thực tế, chúng ta không có dữ liệu nào tương tự, vì vậy để tiết kiệm chi phí, các bạn không cần mua ram Bus quá cao. Vì đã có nhiều bài test về sự khác biệt giữa các Ram DDR3, 4 cùng các Bus khác nhau, cũng cho kết quả không phải quá khác biệt.

Hiện nay mọi người thường sử dụng 16gb ram trở lên cho máy tính, vì giá cả không quá cao.

Ổ đĩa

Nếu cần không gian lưu trữ nhiều thì bạn có thể chọn HDD có dung lượng từ 1TB trở lên và phải  chọn thêm 1 ổ SSD(dung lượng từ 256GB trở lên) để tăng tốc thời gian khởi động máy cũng như phần mềm hệ thống và các phần mềm thiết kế đồ họa khác, tăng tốc độ truy xuất dữ liệu, mở các tập tin có dung lượng lớn; giảm độ trễ khi làm việc mang đến trải nghiệm tốt hơn khi làm việc. Chính vì những ưu điểm như vậy mà những ổ SSD có giá thành có hơn nhiều so với những ổ HDD cùng dung lượng.

Hoặc các bạn có thể chọn loại ổ cứg với khe cắm mở rộng M2 2280 PCIe NVMe MZ để tăng hiệu xuất sử dụng:

Trên đây là những điều cần chuẩn bị cho máy tính của bạn trước khi theo đuổi con đường thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo những yếu tố này để quá trình thiết kế của bạn không gặp phải bất kì gián đoạn nào.

 

Ngoài ra, AD còn sử dụng một cấu hình cho máy Hackintosh, tức sử dụng các phần cứng lý tưởng cho máy tính windown để chạy hệ điều hành Mac Os lên. Cấu hình như sau:

  • Chip: Core i7 8700k
  • Ram: 32GB (DDR4)
  • Main: Z390 Gaming
  • Nguồn: 700W
  • VGA: Radeon Vega 56 (8GB)
  • SSD: 512GB (Hệ điều hành)
  • HDD: 6TB.

Với một cấu hình tương đối mạnh (AD dựng cách đây hơn 2 năm) thì rất đảm bảo cho việc xử lý, sửa chữa hình ảnh. Các bạn có thể tham khảo thêm nhé.