Màu sắc Phương Đông

Nói đến những quan niệm màu sắc theo Phương Đông không phải là chuyện đơn giản. Bởi lẽ nó luôn gắn tới một số quan niệm triết học, đạo giáo và thuật phong thủy.

Những quan niệm về màu sắc ở Phương Đông ngoài thuyết ngũ hành, ngũ sắc còn có nhiều quan niệm gắn liền với đạo giáo, với phương pháp tu tâm dưỡng tính, thiền học… Đỉnh cao của quan niệm màu sắc trong triết lý phật giáo là quan niệm “sắc sắc không không, sắc tự thị không, không tức thị sắc”.

Màu sắc ở Phương Đông thường xoay quanh các màu: Màu sắc ngũ hành, hệ sáu màu chính, hệ bảy sắc cầu vộng.

Hệ màu sắc ngũ hành, ngũ sắc là:

+ Kim ứng với trắng

+ Mộc ứng với màu xanh

+ Thủy ứng với màu đen

+ Hỏa ứng với màu đỏ

+ Thổ ứng với vàng.

Hệ sáu màu: 

Hệ sáu màu: Trắng, đỏ, vàng, xanh lục, xanh và đen. Hệ màu này thường được suy luận, ứng dụng hay phối hợp trong hình tượng linh thiêng như thần hay phật. Mỗi màu gắn với một câu thần chú: Om mani Padme hum (úm ba ni bát mê hồng)…

Từ sáu màu này, chún ta cũng có thể liên tưởng tới màu của hào quang… chúng ta có thể tìm hiểu về nhãn quan đặc biệt có thể nhìn thấy màu nào là hào quan qua sắc diện, công lực, thâm niên tu đạo của các nhà khổ luyện khí công, thiền tịnh, các nhfa khí công, các nhà thông thiên học.

Hệ sáu màu khởi đầu từ màu trắng chỉ về dương cho đến cuối cùng của hệ màu này là màu đen chỉ về âm. Nếu trộn lẫn cả sáu màu này thì tượng trưng cho vũ trụ vạn vật, gộp lại thành màu đen.

Các nhà tu đạo cho rằng màu trắng tượng trưng cho bề mặt phiến đá, màu đen chỉ cõi thâm u của vũ trụ. Đây là cặp màu tượng trưng cho phép mâu thuẫn, xung hợp. Không có đen thì không thấy trắng và ngược lại. Nói một cách sâu xa hơn thì nó là hình tượng của cặp màu đen trắng như màu của thái cực, lưỡng nghi, trắng sinh đen, đen chuyển thành trắng, âm dương và ngược lại.

Còn hệ bảy màu tượng trưng cho bảy sắc cầu vồng.

Đây là quan niệm có vẻ rất khoa học. Ở đây nói rõ rằng màu sắc tạo ra năng lượng, ra ánh sáng giống như thí nghiệm của Newton về việc tách ánh sáng trắng ra các màu là: Đỏ, ca, vàng, lục, lam, chàm, tím. Nhưng hệ bày màu của Phương Đông thì thường được sử dụng trong chữa bệnh hay trong thuật phong thủy.

Tại Trung Quốc, thời cổ xưa người ta đã biết dùng màu sắc để định phương hướng, mùa vụ, giờ khắc, lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Màu sắc còn là sự biểu hiện khí của trời đất, vũ trụ. Nó còn là sự hiển lộ sinh khí của đất trời, của con người.

Người ta còn coi sự biểu hiện của màu sắc trên khuôn mặt như là sự hiển lộ vận may, sức khỏe, tật bệnh của mỗi người. Mọi lúc, mọi nơi, người Trung Quốc coi trọng sự điều hòa tâm linh, thể xác. Họ cho rằng con người là tiểu vũ trụ và gắn liền đời sống của tiểu vũ trụ với đại vũ trụ, vạn vật. Đó là đạo âm – dương điều hòa vũ trụ, điều hòa cuộc sống.

Hằng ngày, đạo này thể hiện sinh khí thông qua các trạng thái của màu sắc. Màu sắc biểu lộ sự thể hiện tinh hoa của cuộc sống. Khí lực, thái độ, nhân cách, thần sắc của con người.

Theo sách nghệ thuật sử dụng màu sắc trong cuộc sống do Đào Đăng Trạch Thiên dịch thì người Trung Quốc xưa cho rằng phương cách điều hòa ngũ hành ở từng người nhằm rèn luyện nhân cách, chữa trị những thói quen chưa tốt thông qua sự tuân theo phép sự dụng màu sắc.

Về tính tình, người ta cho rằng mỗi đức tính phù hợp với một màu kể cả mùa vụ, phương hướng, lục phủ ngũ tạng trong con người cũng mang màu sắc riêng.

Thí dụ như hành Thổ chỉ tính trung thực, chân thành hợp với màu vàng, cam và nâu. Hành Hỏa chỉ chữ lễ, hợp với màu đỏ. Hành kịm chỉ tính ngay thẳng thật thà, hợp màu trắng. Hành Mộc chỉ lòng nhân từ thường người hợp màu xanh và lục. Hành Thủy chỉ sự hiểu biết, tài khôn khéo, hợp màu đen.

Phép cứu chữa bệnh theo màu sắc còn được bổ sung thêm bằng việc sử dụng màu. Người ta rằng màu sắc có thể giúp cho sự cải biến tính cách nặng nề về tâm lý đồng thời giúp chuyển đổi được trạng thái khí lực của mỗi người.

Thí dụ: bạn muốn làm người giàu lòng từ thiện, bước đầu nên dùng màu xanh lục thuộc hành Mộc. Bởi vì màu lục hợp với lòng từ thiện. Kế đến kẻ thêm đường nét màu đen, đỏ, vì màu phụ thuộc với hành Mộc là màu đen (thuộc hành Thủy, thủy dưỡng mộc), chỉ người tài năng, trí tuệ và màu đỏ (thuộc hành Hỏa, Mộc sinh hỏa) phép lễ độ. Sự thông minh, tài trí (màu đen), sự cảm thông cho hoàn cảnh người khác, phép lễ độ (màu đỏ) giúp giữ gìn lời ăn tiếng nói đối với thế nhân (những màu này được sử dụng để biểu lộ lòng nhân từ phát sinh từ hành Mộc).

Ứng dụng: 

Hành Thổ gồm những màu vàng, cam, nâu chỉ sự tín nhiệm, có thể sự dụng nó để bỏ tật nói dối. Nếu một người bị tính cố chấp, bảo thủ, chủ quan, không chịu lắng nghe ý kiến người khác. Loại người này được coi là khó uốn nắng (khí cứng cỏi như thân tre) thì họ được khuyên là nên ăn mặc nhiều màu đen. Người ta gọi là biện pháp này nhằm mục đích bổ sung thêm hành Thủy vì hiện tại trong con người này hành Thủy đang suy yếu.

Hành Thủy thuộc về trí tuệ… những người bướng bỉnh, gay gắt dễ gây hấn cũng nên sử dụng thêm màu đen để giúp họ suy nghĩ chín chắn hơn. Màu xanh cũng giúp họ dễ chịu, lịch sự hơn với người khác. Những người có tạng khí gay gắt nên sử dụng màu thuộc hành Thổ như màu cà phê, hồng xám hoặc vàng nhạt…

Đối với người Trung Quốc, Thổ là chỉ mọi vật sau cùng rồi cũng trở về với cát bụi (đất, thổ). Cát bụi thuộc về vạn vật muôn loài, nằm nguyên một chỗ, thuộc hành Thổ, hướng về Trung Tâm. Những màu vừa nói giúp cho người vốn có tính khí gay gắt giữ được thằng bằng, kiềm chế được tính hung hăng dễ nổi loạn.

Như đã nói, trong triết học phương Đông thì ngũ sắc là năm sắc màu tượng trưng cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chỉ đạo toàn bộ tư duy về màu sắc và đời sống xã hội. Đó là năm màu: Trắng – Xanh – Đen – Đỏ – Vàng. Trong đó nhóm màu (Trắng – xanh – Đen đỏ – vàng) tượng trưng cho bố hướng: Tây, Đông, Bắc, Nam và trung tâm hướng đông. Ngoại trừ màu Vàng thì bốn màu còn lại đều tượng trưng cho tứ linh (bốn con vật thiêng liên). Đó là: Bạch Hổ (hướng tây), Thanh Long (hướng đông), Huyền Vũ (quy xà) hướng Bắc, Chu Tước (chim Phượng) – Hướng Nam.

+ Kim tương ứng màu trắng, tượng trưng cho hướng Tây, vị trí của Bạch Hổ, tưởng ứng với mùa Thu.

+ Mộc tương ứng với màu xanh, tượng trưng cho màu Xuân, thuộc phương vị Đông là vị trí của Thanh Long

+ Thủy tương ứng với màu đen, tượng trưng cho hướng Bắc, tương ứng với vị trí của Quy Xà.

+ Hỏa tương ứng với màu đỏ, tượng trưng cho hướng Nam

+ Thổ tương ứng với màu vàng, tượng trưng cho vị trị trung ương, chính giữa.

Theo phong thủy Trung Quốc thì màu đỏ là màu của lửa, rạng rỡ. Màu vàng kết hợp với màu đỏ thể hiện nơi tôn nghiêm tuyệt đối của Đế Vương, nơi cư ngụ của Hoành Thành và nơi vua chúa ở. Màu này tương ứng khoảng thời gian cuối Hạ.

Theo một số nhà nghiên cứu thì việc xây dựng cung điện ở cố đô Huế cũng áp dụng theo ngũ hành, ngũ sắc. Những công trình có tên gọi đúng với phương hướng như: Huyền hạc kiều (đen) hướng Bắc, Thành trúc kiều (màu xanh) hướng đông, Bạch yến kiều (trắng) hướng Tây. Và Hoàng thành là khu trung tâm.

Trung Quốc còn quan niệm mỗi màu sắc có ý nghĩa riêng như sau:

+ Màu trắng (kim): ngụ ý bi ai, tang tóc

+ Màu xanh (mộc): ngụ ý cho vui vẻ, hòa thuận.

+ Màu đen (Thủy): tượng trưng cho phá hoại, trầm tĩnh

+ Màu đỏ (hỏa): ngụ ý cho hạnh phúc, vui vẻ

+ Màu vàng (thổ): Tượng trưng cho sức khỏe, sự giàu có.

Nếu chúng ta phân tích theo hệ thống ngũ sắc nói trên theo âm dương thì trong số năm màu ngũ sắc ấy có tới 3 màu thuộc về Dương: Vàng (Thổ), Đỏ (hỏa), Trắng thuộc về dương. Theo phương tây thì màu trắng – đen là màu trung tính, không nóng cũng không lạnh, nghĩa không phụ thuộc âm hay dương. Và có 2 màu thuộc về âm: Xanh lá cây và màu đen. Tính theo tỷ lệ dương chiếm 3/5, nhiều hơn Âm, Âm chỉ chiếm 2/5.

Nếu phân tích mà sắc của biểu đồ bát quái thì từ 4 màu của 4 phương nói trên: Đông = lá cây; Tây = Trắng; Nam = Đỏ; Bắc = đen. Không tính màu vàng là trung tâm thì 8 hướng tương ứng với 8 màu như sau: Đông Nam (tím = xanh + đỏ), Tây Nam (Hồng = đỏ + trắng), Tây Bắc (xám = đen + trắng); Đông Bắc = Xanh dương (đen + xanh lá).

Như vậy, theo Phương Đông từ 05 màu của ngũ hành sinh ra 9 màu kể cả màu vàng của thổ ở trung tâm

+ Hướng Đông, cung cấn = xanh lá cây

+ Hướng Đông Nam, cung tốn = Màu tím

+ Hướng Nam, cung ly = đỏ

+ Hướng Tây Nam, cung khôn = màu hồng

+ Hướng tây, cung đoài = Màu trắng

+ Hướng Tây bắc, cung chấn = Màu xám

+ Hướng bắc, cung cấn = Màu đen

+ Hướng đông bắc, cung khảm = màu xanh dương.

Nguồn tham khảo: màu sắc và phương pháp sử dụng