Khung hình tiêu chuẩn trong nhiếp ảnh

PHẦN 1. KIẾN THỨC CĂN BẢN

Như chúng ta đã biết, trong nhiếp ảnh hay điện ảnh đều bắt gặp những tỉ lệ, khung hình khác nhau, nó đã được quy ước và mỗi khuôn hình đều có ý nghĩa riêng. Hôm nay, hãy cùng Zinble đi tìm hiểu về những nguyên tắc này.

Về nguyên tắc “Khuôn hình” một bộ ảnh phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
Mô tả toàn cảnh:
Mô tả trung cảnh:
Mô tả cận cảnh:
Trong quá trình chụp ảnh, chúng ta mô tả đầy đủ và không thiếu một yếu tố nào. Không chụp quá nhiều toàn cảnh, ảnh sẽ không còn cảm xúc, không quá tập trung vào đặc tả quá nhiều, vì người xem sẽ không có cảm giác không gian nơi chụp ra sao. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu các mô tả tỉ lệ khung hình trên/ 1.

1. Toàn cảnh tổng quát (wide shot- WS) dùng để mô tả, giới thiệu tổng quan về khung cảnh, bối cảnh chứa đựng thông tin về không gian và thời gian của sự kiện. Nhân vật không rõ, kích thước con người không đáng kể. Khuôn hình này thường dùng để khởi đầu một cảnh.

Bố cục trong nhiếp ảnh

2. Toàn cảnh rộng (long shot- VLS) dùng để mô tả, giới thiệu nhân vật gắn với khung cảnh, bối cảnh. Tỷ lệ người chiếm khoảng 1/3 màn hình và ở khoảng giữa. Ở cảnh này, nhân vật đã lớn hơn những vẫn tập trung giới thiệu bối cảnh không gian, thời gian..

Bố cục tiêu chuẩn

3.  Trung toàn cảnh (medium long shot- MLS) mô tả nhân vật trong mối quan hệ với bối cảnh với góc độ gần hơn theo ý đồ dẫn dắt tập trung vào nhân vật là chính. Cận dưới của khuôn hình cắt trên hoặc dưới đầu gối nhân vật. Phần trên có khoảng hở đầu vừa phải.  

4. Trung cảnh (medium shot- MS) diễn tả tập trung vào nhân vật. Cận dưới của khuôn hình cắt sát thắt lưng của nhân vật. Phần trên có khoảng hở đầu

5. Trung cận cảnh (medium close up- MCU) rất hay được sử dụng trong truyền hình, tập trung diễn tả hành vi, tính cách của nhân vật. Cận dưới của khuôn hình cắt nút áo thứ ba hoặc trên khủy tay. Phần trên nếu có khoảng hở đầu thì cũng rất nhỏ

6. Cận cảnh (close up- CU) diễn tả tình cảm của nhân vật, tạo cảm xúc cho người xem. Cận dưới của khuôn hình sẽ cắt tại yết hầu hoặc chỗ thắt cra-vát để nhìn thấy một phần vai. Phần trên cắt sát đỉnh đầu.

7. Đại cận cảnh (big close up- BCS) tập trung diễn tả rõ nét mặt nhân vật, qua đó phân tích tính cách nhân vật. Cận dưới của khuôn hình cắt ngang cằm, cận trên cắt ngang trán nhân vật.

8. Cận cảnh chi tiết (extreme close up- ESC) tập trung đặc tả một bộ phận của cơ thể như đôi mắt, bàn tay, ngón tay, bông hoa… Phóng lớn các chi tiết để thể hiện rõ ý đồ của quay phim, thể hiện rõ tình huống cao trào của sự kiện.

PHẦN 2: ỨNG DỤNG TRONG NHIẾP ẢNH THỰC TẾ

Bài viết dịch từ: #Marcusbeirowski