MỤC LỤC
Hiện kiến thức cơ bản ở trên mạng Internet rất nhiều, tuy nhiên để tổng hợp và xuyên suốt những điều cơ bản nhất cho người mới bắt đầu, Zinble Academy xin trích dẫn những chia sẻ của nhiếp ảnh gia Omoko Suzuki.
Tomoko Suzuki
Sau khi tốt nghiệp trường Junior College Đại Học Bách Khoa Tokyo, Suzuki gia nhập một công ty sản xuất quảng cáo. Cô cũng đã làm trợ lý cho các nhiếp ảnh gia gồm có Kirito Yanase, và chuyên lĩnh vực chụp ảnh thương mại về sản phẩm quần áo và mỹ phẩm. Hiện nay cô là nhiếp ảnh gia studio cho một hãng sản xuất quần áo.
Bài 1. Khẩu độ máy ảnh
LÁ KHẨU: Có cấu trúc từ các tấm lá thép xếp chồng lên nhau, chúng được thiết kế và nằm bên trong thân của ống kính máy ảnh (Lens). Nhiệm vụ của Lá khẩu này giúp cho: (1) Ánh sáng đi vào nhiều hay ít qua ống kính (2) Bức ảnh nét sâu hay có khả năng xoá phông mạnh. Mình sẽ nói bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất nhé. Vừa là giải thích kiến thức mà cô Suzuki chia sẻ.
Điều đầu tiên cần cân nhắc khi chụp ảnh bằng một chiếc máy ảnh số là tác động của khẩu độ đối với ảnh của bạn. Hoàn thiện ảnh sẽ thay đổi thế nào phụ thuộc vào việc mở hay khép khẩu? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các tác động của việc thay đổi khẩu độ đối với độ sâu trường ảnh bằng cách so sánh vài ví dụ, và tìm hiểu về khái niệm số f.
Khẩu độ kiểm soát lượng ánh sáng đi vào ống kính
Những điểm cần lưu ý
– Khẩu độ càng lớn (có nghĩa là số f càng nhỏ), thì hiệu ứng bokeh càng lớn.
– Khẩu độ càng nhỏ (có nghĩa là số f càng LỚN), thì vùng đúng nét (độ sâu trường ảnh) càng lớn.
– Lượng ánh sáng đi vào cảm biến có thể được kiểm soát bằng cách mở/khép khẩu.
Khẩu độ cho phép chúng ta kiểm soát lượng ánh sáng đi vào ống kính. Khi mở khẩu, lượng ánh sáng nhiều hơn có thể đi vào, và ngược lại, khi khép khẩu, lượng ánh sáng ít hơn có thể đi vào ống kính. Giá trị chữ số về chênh lệch khẩu độ được gọi là số f. Các số f tiêu chuẩn là: f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8… v.v. Mở khẩu sẽ giảm số f trong khi khép khẩu sẽ tăng số f.
Khi số f thay đổi, không chỉ lượng ánh sáng đi vào máy ảnh thay đổi, mà kích thước của vùng ảnh đúng nét cũng thay đổi. Số f càng nhỏ, vùng ảnh đúng nét càng nhỏ. Ngược lại, số f càng lớn, vùng ảnh đúng nét càng lớn. Số f lớn dẫn đến ảnh sắc nét đến tận hậu cảnh.
Ở số f nhỏ nhất, bạn có được “khẩu độ tối đa”. Khẩu độ này cho phép lượng ánh sáng lớn nhất có thể đi vào, và cũng là khi bạn có được hiệu ứng bokeh nổi bật nhất (“lớn nhất”).
Điều chỉnh phạm vi của vùng đúng nét bằng cách điều chỉnh khẩu độ
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/800 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Manual
Khẩu độ F/1.8: Ở Khẩu độ này, các lá khẩu được mở lớn nhất, ánh sáng đi vào nhiều nhất và đồng thời có khả năng xoá phông mạnh nhất (Trường độ ảnh, tức mặt phẳng lấy nét “mỏng”). Do ánh sáng đi vào nhiều hơn, nên tốc độ chụp phải rất nhanh (1/800 giây).
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/80 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Manual
Khẩu độ F/5.6: Ở khẩu độ này, ánh sáng đi vào ống kính ít hơn, “mặt phẳng lấy nét” hay trường độ ảnh rộng hơn, tức là chi tiết phía trước nét hơn, chi tiết phía sau nét dần. Vì khẩu độ thu nhỏ lại nên ánh sáng đi vào ít hơn. Tốc độ chụp phải chậm hơn. (1/80 giây).
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/40 giây, EV+0,7)/ ISO 400/ WB: Manual
Khẩu độ F/16: Bạn sẽ thấy lá khẩu khép sâu, chỉ còn một lỗ nhỏ. Do đó, ánh sáng đi vào ống kính bị hạn chế hơn. Vì vậy, tốc độ chụp cần chậm hơn, 1/40 giây. Tuy nhiên, độ nét phía trước tiền cảnh và hậu cảnh đều nhìn thấy rất rõ ràng. Như vậy, ngược lại với trường hợp mở khẩu lớn nhất để xoá phông, chúng ta sẽ có một “trường ảnh” sâu. Khi nói tới thuật ngữ này, chúng ta hiểu là phía trước và phía sau nét như nhau, tức là khoảng cách lấy nét giữa chúng rất xa, nên vật phía trước và sau đều nét như nhau.
Mẹo nhớ: Các bạn thích xoá phông thì nên xem trường hợp số 1 nhé, hãy mở khẩu thật lớn. Còn thích mọi thứ nét như nhau thì hãy khép khẩu thật sâu. Lưu ý khi mở khẩu thì ánh sáng vào nhiều, vì vậy tốc độ chụp phải thật nhanh không thì ảnh sẽ cháy sáng. Ngược lại, nếu chụp khép khẩu, các bạn phải chụp với một tốc độ chậm hơn để ánh sáng vào ống kính nhiều hơn nhé.
Khái niệm 1: Độ Sâu Trường Ảnh
Hiệu ứng bokeh cũng nổi bật hơn khi khoảng cách lấy nét gần nhất ngắn hơn. Phạm vi lấy nét (vùng ảnh đúng nét) được gọi là “độ sâu trường ảnh”. Khi phạm vi này nhỏ, nó được gọi là “độ sâu trường ảnh nông”. Tương tự khi phạm vi này lớn, đây là “độ sâu trường ảnh sâu”.
EOS 5D Mark III/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/80 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Auto
Độ sâu trường ảnh nông f/1.8
EOS 5D Mark III/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/40 giây, EV+0,7)/ ISO 4000/ WB: Auto
Độ sâu trường ảnh sâu f/16
A: Độ sâu trường ảnh tiền cảnh
B: Độ sâu trường ảnh hậu cảnh
C: Vị trí tiêu điểm
Thể hiện như tỉ lệ giữa khoảng cách từ vị trí tiêu điểm đến độ sâu trường ảnh tiền cảnh, và khoảng cách từ vị trí tiêu điểm đến độ sâu trường ảnh hậu cảnh, tỉ lệ tiêu điểm được gọi là 1:2 tiền cảnh: hậu cảnh.
Khái niệm 2: Mối quan hệ giữa khẩu độ và số f
Các thiết lập phơi sáng, cũng thường được các nhiếp ảnh gia gọi là “f stop” cho phép bạn điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Các thiết lập này cũng được gọi là “EV”, hoặc giá trị phơi sáng. Tăng 1 stop khẩu độ sẽ giảm một nửa lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Ngược lại, giảm 1 stop khẩu độ sẽ tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Đối với hầu hết các máy ảnh DSLR, ngoài 1 stop tiêu chuẩn, bạn còn có thể cài đặt số stop ở các khoảng tăng 1/2 và 1/3. Ví dụ, nếu bạn cài đặt 1/3 stop, phạm vi một stop hoàn chỉnh giữa f/2.8 và f/4 được chia thành 3 phần, do đó nó trở thành f/2.8→f/3.2→f/3.5→f/4. Việc sử dụng 1/3 stop cho phép bạn có thể tinh chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh.
Thông tin hữu ích: Khẩu độ tối đa khác nhau tùy ống kính
Có các ống kính zoom có số f lớn được cung cấp như f/3.5-5.6. Các ống kính này được gọi là “ống kính zoom có khẩu độ khả biến”, trong đó khẩu độ thay đổi theo độ dài tiêu cự. Trong trường hợp ống kính EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM, khẩu độ (số f) ở đầu góc rộng (24mm) là f/3.5, và khẩu độ ở đầu tele (105mm) là f/5.6. Các ống kính có khẩu độ không thay đổi ngay cả khi độ dài tiêu cự thay đổi được gọi là “ống kính zoom khẩu độ cố định”.
A: Khẩu độ tối đa (đầu góc rộng)
B: Khẩu độ tối đa (đầu tele)
Nguồn: #snapshot.canon-asia.com