Hình ảnh có thể chưa chất lượng, nhiếp ảnh gia vẫn đang tiến tới phiên bản hoàn thiện hơn của mình theo thời gian

Như một loại hình nghệ thuật, nhiếp ảnh là tất cả về quá trình mang tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng thông qua những bức ảnh, nhưng để thực sự tạo nên những bức ảnh tuyệt vời mỗi nhiếp ảnh gia phải không ngừng nỗ lực học hỏi nâng cao tay nghề nhằm không chỉ phù hợp cho chính sự phát triển của bản thân; đặt biệt là tập trung vào kỹ năng, cảm hứng, mục đích và sản phẩm. Do vậy, mặc dù hình ảnh có thể chưa chất lượng, nhiếp ảnh gia vẫn đang tiến tới phiên bản hoàn thiện hơn của mình theo thời gian chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Chất lượng hình ảnh của giới nhiếp ảnh hiện nay

Có thể thấy rằng chất lượng hình ảnh của giới nhiếp ảnh hiện nay bên cạnh những tác phẩm mang tính nghệ thuật phù hợp với thị hiếu khách hàng thì cũng có quá nhiều những tác phẩm đi theo lối mòn không có tính sáng tạo không có tính đột phá, và gần như trở thành các tác phẩm đại trà không được khán giả, khách hàng đón nhận. Nguyên nhân chính của vấn đề này có thể kể đến việc các nhiếp ảnh không chịu khám phá khai thác các chủ đề mới, hay phong cách chụp hình đã quá quen thuộc rập khuôn, lỗi thời.


Có quá nhiều những tác phẩm đi theo lối mòn không có tính sáng tạo thiếu tính đột phá

Không chỉ vậy, thị trường nhiếp ảnh được đánh giá là một thị trường có sự biến đổi rất nhanh. Đặc biệt là xu hướng thị hiếu khách hàng thay đổi liên tục từng ngày, khiến cho các nhiếp ảnh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều khi chỉ chạy theo xu hướng mà không chú tâm vào chất lượng hình ảnh. Hay ấn đề sao chép, ăn cắp phong cách chụp ảnh đã không còn quá lạ trong giới nhiếp ảnh khi hàng loạt những scandal về đạo nhái tác phẩm tràn lan trên mạng.


“12 bức ảnh mỗi năm là bạn đã bội thu rồi” – Ansel Adams

Bên cạnh đó, có rất nhiều nhiếp ảnh đặt nặng về vấn đề số lượng hình ảnh, họ chỉ chăm chăm chăm suy nghĩ đến việc hôm nay mình và phải chụp bao nhiêu ảnh chứ không nghĩ đến việc mình nên tạo ra những bức hình chất lượng ra sao vì đối với họ số lượng hình ảnh nhiều mới thể hiện được bản thân là một nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Thậm chí với một bậc thầy trong nhiếp ảnh như Ansel Adams cũng chỉ mong một năm thu hoạch đủ 12 tấm ảnh đẹp.

Nhưng tựu chung lại, đối với những nhiếp ảnh gia khi với vào nghề mà nói mắc những lỗi trên là điều không thể tránh khỏi. Nhà nhiếp ảnh gia nổi tiếng Heri Cartier-Bresson đã nói rằng “10.000 tấm ảnh đầu tiên của bạn là những tấm xấu nhất” nên mặc dù chất lượng hình ảnh chưa được tốt, nhưng các nhiếp ảnh gia vẫn đang rất nỗ lực tiến tới phiên bản hoàn thiện nhất của mình theo từng ngày.

Tiến trình phát triển của một nhiếp ảnh gia

Để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, sống được với nghề và phát triển sự nghiệp nhiếp ảnh của mình. Thì trước đó là cả một giai đoạn vất vả, gian nan, là những đêm không ngủ mày mò, nghiên cứu, là những chuyến đi từ rất sớm và đôi khi phải nhịn ăn để chụp cho kịp tiến độ, là sự đầu tư khá nhiều tiền của. Để cụ thể, những bước chính mà một nhiếp ảnh gia cần xác định sẽ phải trải qua như sau:

Giai đoạn 1: Bước đầu dấn thân vào con đường nhiếp ảnh


Trang bị thiết bị cần thiết cho một nhiếp ảnh bước đầu dấn thân vào con đường nhiếp ảnh

Trang bị thiết bị cần thiết, một điều chắc chắn rằng muốn học được nghề bạn sẽ phải chi khá nhiều để mua trang thiết bị, chưa phải để hành nghề, mà là để tập chụp trước đã. Một chiếc máy ảnh bán chuyên, vài chiếc ống kính, cộng với máy tính để xử lý photoshop. Một khoản đầu tư có thể lên đến 50 triệu là chuyện bình thường. Bên cạnh đó là còn các khoản chi phí cho các lớp học chuyên nghiệp để học về cách sử dụng máy, tốc độ, khẩu độ, iso, bố cục, ánh sáng, màu sắc… Chưa hết, bạn cũng cần học về photoshop để chỉnh sửa ảnh, cũng tốn một khoản kha khá. Tuy nhiên, có một số người có thể lên mạng tự tìm tài liệu để học, việc này cũng được nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Không chỉ vậy, các photographer phải liên tục nâng cấp thiết bị để có thể phù hợp với nhu cầu công việc. Đây thực sự là một đợt đầu tư lớn để chuẩn bị dấn thân vào con đường của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Giai đoạn 2: Rèn luyện và nâng cao tay nghề nhiếp ảnh

Giai đoạn này được đánh giá là khá khó khăn đối với những người mới bước vào con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Nếu thật sự nghiêm túc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh gia một cách nghiêm túc thì giai đoạn này các photographer nên tập trung 100% cho nhiếp ảnh. Đa số các nhiếp ảnh gia thường sẽ kiêm nhiều công việc trong giai đoạn này cùng một lúc. Đối với những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh thì freelance là một công việc tương đối được các bạn trẻ lựa chọn nhiều.


Khó khăn đối với những người mới bước vào con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp

Bên cạnh đó, thị trường nhiếp ảnh ngày càng một cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt các nhiếp ảnh gia có tay nghề cao gia nhập, họ có nhiều năm kinh nghiệm, có thương hiệu và đã có rất nhiều khách hàng, nguồn lực tài chính. Cùng với đó thị trường thay đổi, gu thẩm mỹ của khách hàng ngày càng cao, đòi hỏi mỗi photographer phải nâng cao chuyên môn để theo kịp với thị trường. Nguồn thu chưa có bao nhiêu, và phần lớn là thu không đủ cho chi phí. Đôi khi người nhiếp ảnh sẽ phải chụp những thể loại ảnh mà họ không thích, phục vụ những khách hàng mà họ không muốn phục vụ. Nhưng họ vẫn phải làm để có nguồn thu nhập.


Để tồn tại được trong môi trường nhiếp ảnh, các photographer luôn phải không ngừng nỗ lực, rèn luyện

Mặc dù, thị trường khá khốc liệt dẫn đến nhiều người từ bỏ nghề nhưng cũng có những người vượt qua giai đoạn khó khăn đó, dần xây dựng thương hiệu và định hình phong cách cho riêng mình, lượng khách cũng dần dần ổn định, thu nhập ngày một cao hơn. Họ bắt đầu có tiếng tăm, được tôn trọng, và nhận những show chụp cho những khách hàng tuyệt vời. Sự thật là những người đạt được mức này rất ít, thành công chỉ dành cho những người thật sự xứng đáng. Họ được đi đây đi đó, có một công việc lý tưởng, một cuộc sống tự do, một mức thu nhập hấp dẫn, và có thể là một cô vợ rất xinh xắn nữa.

Làm thế nào để trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn của bản thân?

1. Nguyên nhân khiến hình ảnh chưa chất lượng


“Nếu bức ảnh của bạn chưa đủ tốt, chứng tỏ bạn đứng chưa đủ gần” – Robert Capa

Đã bao giờ bạn cảm thấy khi nhìn những tác phẩm của người khác bạn luôn cảm thấy rất đẹp, rất sâu và có hồn. Nhưng khi nhìn những sản phẩm mình chụp lại không thể hiện được điều đó… Tại sao lại như vậy?

Để trả lời thắc mắc này cũng đơn giản thôi, nếu một nhiếp ảnh gia không dám dấn thân không đến thật gần thì tấm hình không đủ sâu, chất hồn không thể nào đủ để chạm đến trái tim của người xem. Một trong những khiếm khuyết của nhiều bạn trẻ bắt đầu con đường chụp ảnh chuyên nghiệp chính là họ không đến đủ gần, chưa đủ tâm huyết với các tác phẩm của mình. Những nỗi lo sợ và lắm ngại ngùng nên chưa thật sự thành công để chạm đến những góc sâu trong cuộc sống của xã hội.

Nếu bạn tự tin đến gần hơn với cuộc đời của một vài số phận, bạn sẽ khám phá được rất nhiều điều. Mỗi con người là một chân dung của vũ trụ, tất cả đều được trân trọng và bạn có thể khám phá. Đó là điều là tuyệt vời nhất khi bạn chạm tay đến đáy lòng của những số phận. Đừng lướt qua duy nhất một lần trong đời và chỉ máy móc chụp lại.

2. Cách thức để nhiếp ảnh gia vẫn đang tiến tới phiên bản hoàn thiện hơn của mình theo thời gian

Rất đúng để nói rằng nhiếp ảnh không quá phụ thuộc vào thiết bị mà quan trọng đó là đôi mắt và trái tim. Điều đó không hề quá một chút nào. Máy ảnh hoạt động nhiều hơn não và con tim thì tác phẩm nhận được không có hơi thở của cuộc sống, mất đi cái hồn vốn đã có bản chất của vấn đề rồi!


Hình ảnh có thể chưa chất lượng, nhiếp ảnh gia vẫn đang tiến tới phiên bản hoàn thiện hơn của mình theo thời gian

Thất bại của một người nhiếp ảnh gia chính là tạo ra một bức ảnh chết, một bức hình không có cảm xúc! Một khi bấm máy thì phải chụp thật đẹp, muốn chụp đẹp thì bức ảnh phải có hồn. Vậy làm thế nào để có tấm hình có hồn? Đừng quá cố gắng với các kỹ thuật mà hãy cố gắng tìm kiếm những khoảnh khắc tự nhiên nhất trong cuộc sống. Đừng quá đặt nặng với vấn đề sắp xếp bố cục, ánh sáng, hình thức quá nhiều mà quên đi điều quan trọng nhất dấu ấn chính là bức ảnh có hồn, chứa đầy đam mê!

Điều để bạn trở thành một tay máy cừ nhất chính là một nhiếp ảnh dám vứt bỏ nhiều thứ không cần thiết, đôi khi đó chỉ là cái danh hiệu bên ngoài. Hãy thử chụp ảnh bằng trái tim của mình, đến thật gần, gặp gỡ và chạm vào góc sâu của những số phận bằng nhiệt huyết và tình yêu của một nhiếp ảnh gia!

Vậy lời khuyên của Zinble – Ảnh cưới thời trang dành cho những nhiếp ảnh gia đang muốn tìm kiếm một phiên bản hoàn thiện của bản thân đó là đừng ngại dấn thân, đừng ngại đổi mới, hãy khám phá và phát huy hết những năng lực bản thân có. Nhiếp ảnh gia không phải ngày một ngày hai là có thể đạt được, hãy luôn nỗ lực bứt phá hết để trở thành một bản thân tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, thay đổi không có nghĩa là đánh mất đi bản sắc của bản thân!

Thông tin liên hệ trung tâm nhiếp ảnh Zinble Academy

Địa chỉ: 8/3- T22, Dolphin Plaza, Số 6 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Email: admin@zinbleacademy.com
Hotline: 0932484579
Phone: 0988128586