MỤC LỤC
Nếu như các bạn chỉ chụp một tấm hình không bằng ống kính của máy ảnh vào một môi trường “khó”, “khắc nghiệt” thì dù là ống xịn, đắt tiền đến mấy cũng không thể có một bức ảnh hoàn hảo được. Ví dụ trong trường hợp bạn muốn “phơi sáng” để làm cho nước hồ được mềm mại, phản chiếu như gương, các bạn sẽ phải để tốc độ rất thấp, cụ thể giảm tới vài giây, bạn cũng đã giảm Iso về mức thấp nhất, bạn cũng khép khẩu ống kính xuống mức thấp nhất, thế nhưng ảnh bạn vẫn bị “sáng quá” do phơi sáng lâu. Thế thì giải pháp nào có “giảm” cường độ ánh sáng đến mấy Stop (bước sáng) nữa không?. Hay trường hợp khác, bạn muốn cân bằng nguồn sáng, tức là bên trên mặt nước thì trời rất sáng, nhưng vùng dưới nước lại tối quá, bạn chụp ưu tiên lấy phần dưới thì trời quá sáng mà ưu tiên phần trên thì bên dưới tối mất chi tiết. Hoặc những ngày trời trong xanh, mây trắng đẹp thế mà bạn giơ máy ảnh lên chụp kiểu gì thì cũng chỉ nhìn thấy trời một màu sáng, xanh rất nhạt… Sẽ có rất rất nhiều ví dụ mà bạn sẽ không hình dung được tại sao các nhiếp ảnh gia trên thế giới họ chụp đẹp thế, mà mình chụp không đẹp, dù mình có bộ máy ảnh cực xịn. Hôm nay, hãy cùng học viện nhiếp ảnh ZinbleAcademy cùng khám phá xem là nhiếp ảnh sẽ cần những filter gì nhé.
1. Filter ND:
Filter ND là loại chuyên giảm sáng, nó có thể giảm từ 1 đến 10 Stop (bước sáng) để có thể hỗ trợ đắc lực trong việc phơi sáng mặt nước hồ trở nên mềm mại, phản chiếu như gương, dù đó là ban ngày, hay bình minh và hoàng hôn. Filter ND thì có rất nhiều loại, trong đó có thể phân loại cơ bản nhất là loại Tròn và loại dùng holder.
a) Filter ND tròn
Là loại rất dễ mua và sử dụng vì nó chỉ cần gắn vào lens của bạn bằng cơ cấu ren vặn. Bạn kiểm tra xem Lens của mình là Phi bao nhiêu, ví dụ như loại 67mm, 72mm, 82mm… thì chỉ cần mua ND có size tương ứng là có thể lắp được rồi. Lưu ý khi đi chụp với ND bạn cần có chân máy ảnh loại chắc chắn và dây bấm mềm nhé!
b) Filter sử dụng holder
Loại này khá đắt tiền, một số dòng cao cấp như LEEfilter cho chất lượng hình ảnh, màu sắc chính xác, nên giá thành của bộ filter này rất cao. Filter này không chỉ sử dụng khi chụp phong cảnh mà còn ứng dụng trong cả chụp thời trang nữa. Cơ cấu gồm các hệ thống ring nối, holder, kẹp giữ kính lọc. Trong loại kính lọc này cũng không chỉ có loại ND mà còn GND (loại chuyển từ tối sang sáng…) rất đa dạng.
Sau khi lắp vào máy ảnh trông sẽ thế này!

Kết quả mình chụp được ví dụ:
2. Filter Black Mist:
Đây là loại Filter ảo ma vô cùng, nó có thể khiến cho bức ảnh của bạn trở nên lung linh hơn, mơ màng hơn. Nó ứng dụng trong quá trình bạn sử dụng những nguồn sáng ngược mạnh, trực tiếp, làm cho bức ảnh của bạn trở nên mơ mộng hơn.

Trên thị trường có rất nhiều hãng làm về Black Mist và nó cũng có “độ mờ” khác nhau. Bạn có thể chọn loại có độ mờ, mơ mộng như ý như loại 1, 1/2, 1/4, 1/8…
3. Filter CPL:
Có lần nào bạn thấy bầu trời thật đẹp mà chụp lên lại không thể đẹp bằng không? Hoặc bạn chụp người cạnh tường kính mà bị bóng ở phía khác không đẹp chiếu vào? Thì CPL là một trong những Filter giải quyết những vấn đề này, sau này đi chụp ngoại cảnh, đừng quên mua cho mình một filter này nhé

4. Filter Star:
Chuyên dùng để chụp ngược sáng, tất cả những điểm sáng sẽ biến thành ngôi sao, các ngôi sao này có thể là 4 cánh hay 8 cánh… tùy vào việc lựa chọn filter ban đầu của mình. Ứng dụng rất nhiều trong chụp thời trang, phong cảnh.


5. Split Diopter Effect Filter:
Đây là loại filter cầm tay cho kết quả rất ấn tượng, tạo ra những tiền cảnh mộng mơ!


6. Linear Prism Lens Filter: (Bộ lọc lăng kính tuyến tính)
Kết quả:
Hình ảnh do học viện nhiếp ảnh Zinble thực hiện
7. Filter Kaleidoscope Special Effects: (Bộ lọc kính vạn hoa)

8. Filter lens Clear Glass Blur Effects Prism: (Bộ lọc làm mờ nét giữa tròn)
9. Foreground Special Effects Filter Double Half Moon Variable Prism Lens: (Bộ lọc làm mờ nét giữa song song)
Các bạn mua hết đống filter này về thế nào chả chụp ảnh “củ nghệ”. Hãy chia sẻ cùng với mọi người về hình ảnh mà mình chụp được nhé!