MỤC LỤC
Nguồn sáng, vật sáng và bóng tối
Trước khi nói đến ánh sáng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là nguồn sáng và vật sáng,
1/ Nguồn sáng:
Nguồn sáng là nguồn có trong tự nhiên như: Mặt trời, mặt trăng, ngôi sao… nguồn sáng nhân tạo là nguồn sáng đèn sử dụng năng lượng điện và có khả năng phát ra ánh sáng.
2/ Vật sáng:
Vật sáng là vật nhận ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới gọi là vật sáng. Như người mẫu, đồ vật khi có ánh sáng chiếu tới. Và những đồ vật được ánh sáng chiếu vào, được gọi là vùng sáng.
3/ Bóng tối:
Bóng tối là nơi không nhận được ánh sáng chiếu tới vọi là vùng tối. Ngoài ra còn có thêm thuật ngữ bóng nửa tối (tức là vùng biên blur) tiếp giáp giữa vùng sáng và vùng tối.
Thông qua ví dụ trên để chúng ta dễ hình dung rằng: Ánh sáng chiếu lên chủ thể, người mẫu có vùng sáng, vùng tối. Khi phân biệt được 02 vùng này, chúng ta sẽ có tư duy về sử dụng đèn, ánh sáng sao cho phù hợp.
Tính chất ánh sáng
1/ Tính chất sóng: ánh sáng là các dải sóng có các bước sóng khác nhau. Tính chất sóng thể hiện rõ nét qua các hiện tượng:
– Giao thoa ánh sáng
– Tán xạ ánh sáng
– Nhiễu xạ ánh sáng
2/ Tính chất hạt của ánh sáng: ánh sáng được cấu tạo từ một tập hợp các photon và tương tự đó chùm sáng là chùm các photon. Tính chất hạt của ánh sáng thể hiện rõ nét ở các hiện tượng sau:
– Quang điện: xuất hiện khi có sự va chạm giữa một photon và một electron kim loại. Khi va chạm nhau, photon nhường năng lượng e cho electron.
– Đâm xuyên: tia tử ngoại có khả năng đâm xuyên mạnh, do đó thể hiện rõ nét tính chất hạt của ánh sáng.
Đối với nhiếp ảnh, chúng ta nghiên cứu chủ yếu về tính chất của sóng ánh sáng, đặc biệt trong ngành sản xuất các Modifier, chất liệu tráng phủ phản sáng dựa trên nguyên tắc tạo ra các hiện tượng giao thoa, tán xạ và nhiễu xạ ánh sáng.
3/ Tính chất truyền ánh sáng:
Ánh sáng là tổng hợp một trùm tia sáng, trùm tia này là ánh sáng trắng. Khi đi qua lăng kính sẽ tạo ra các dải quang phổ là các tia sáng đơn sắc độc lập, tia sáng đơn sắc trong dải quang phổ có các bước sáng khác nhau. Tuy nhiên trên là tính chất của tia sáng mà chúng ta nhìn thấy, nhưng ánh sáng nhiếp ảnh, chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề nhằm giải quyết, giải thích các hiện tượng ánh sáng có hình thù, kích thước lên chủ thể.
Tia sáng:
Ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng trong môi trường trong suốt, đồng tính bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng, hướng gọi là tia sáng.
Chùm sáng
Trong thực tế, ta không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng. Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.
Có ba loại chùm sáng:
+ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kì: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường tuyền của chúng.
Ứng dụng vào công nghiệp chế tạo Modifier, khi con người muốn tạo ra nguồn sáng vừa tập trung, gia tăng ánh sáng nhưng vẫn mềm mại so với nguồn sáng cứng ban đầu. Chóa như hình dưới được chế tạo theo tráng lớp bạc sần. Khi ánh sáng va đập vào bề mặt không phẳng nó sẽ tạo ra các chùm tia có xu hướng “giao thoa nhau” ở tại các vị trí giao thoa nhau các bước sóng cùng pha sẽ được tăng cường, sáng hơn và ở các vị trị giao nhau bước sóng ngược pha nhau sẽ bị triệt tiêu. Việc tạo ra nhiều vết sần trong cấu tạo sẽ tạo ra một nguồn sáng chiếu lên chủ thể vừa có tính chất: Tập trung, vừa có tính chất “cứng” và vừa có tính chất mềm. Đặc biệt ở giữa vùng tối và sáng sẽ có một đường biên mượt mà thay vì chuyển gắt.
Ánh sáng lớn và ánh sáng nhỏ
Ánh sáng lớn và ánh sáng nhỏ quyết định rất nhiều đến việc tạo ra một bức ảnh theo ý muốn. Vậy ánh sáng nhỏ là gì, ánh sáng lớn là gì? chúng có đặc tính ra sao?
Ánh sáng lớn:
Là nguồn sáng lớn, tạo ra một diện tích ánh sáng lớn. Chúng ta có thể quy ước cùng một khoảng cách, nếu chúng ta giơ bàn tay lên che mà không thể che được nguồn sáng đó thì nguồn sáng đó là nguồn sáng lớn. Giả sử như chúng ta đặt đèn gần ngay sát người mẫu thì ánh sáng là ánh sáng lớn. Ánh sáng lớn thường có những tính chất như: Ít bị bóng đổ, bóng đổ mềm. Tuy nhiên, nếu để gần chúng sẽ bị gắt. Với thí nghiệm bỏ chóa ra khỏi đầu đèn, chúng ta sẽ thấy có một nguồn sáng lớn, nếu đặt gần chủ thể. Mọi thứ trong ảnh đều sáng đều.
Ánh sáng nhỏ:
Là nguồn sáng nhỏ, nếu chúng ta dùng bàn tay che mà che được nguồn sáng đó. Đặc tính của nguồn sáng nhỏ là ánh sáng bị gom lại và chúng thường xuyên có tính chất của ánh sáng cứng, đổ bóng mạnh.
Bóng đổ vùng tối
Đối với bóng đổ lên trên ảnh thì vật càng xa nguồn sáng, sát với chủ thể thì bóng đổ lên chủ thể càng sắc nét, càng xa thì càng blur. Chúng ta sẽ có một bài viết riêng về các hình thù của bóng đổ và các hướng sáng trong nhiếp ảnh. Hãy theo dõi website để xem các bài viết thường xuyên nhé.