MỤC LỤC
1. KHỞI ĐẦU
Từ lâu, nhiều người đã phải thừa nhận nhiếp ảnh là môn “nghệ thuật thứ 8”, đứng sau 6 môn nghệ thuật được định danh từ thời cổ đại: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, kiến trúc, văn chương, sân khấu và thứ 7 là điện ảnh. Điều đó quả không sai khi những tác phẩm ảnh nghệ thuật ngày càng thể hiện rõ tính tư tưởng, thẩm mỹ, gợi những cảm xúc đối với người cảm nhận. Những người luôn mang trong mình đam mê chụp ảnh nghệ thuật chính là các nhiếp ảnh gia, nghệ sỹ nhiếp ảnh.
Chúng ta có thể bắt đầu từ bộ môn hội họa, việc pha chế màu sắc của bộ môn hội họa bắt đầu với 03 màu sơ cấp lần lượt là RED – YELLOW – BLUE, từ 03 màu này có thể pha chế và tạo ra nhiều màu sắc thứ cấp khác nhau từ đó họa sĩ có thể thỏa sức sáng tạo rất nhiều màu sắc khác nhau trong tác phẩm của mình.
Từ thời họa sĩ Thiên tài Leonardo Da Vinci đã pha cho mình những tone màu thứ cấp khác biệt mà thời kỳ đó màu sắc là một điều gì đó rất huyền bí. Đến thầy giáo của Leonardo Da Vinci cũng không thể ngờ được anh có thể tạo ra những màu sắc tuyệt vời đến vậy.
Với chiều dài lịch sử của con người, hội họa và âm nhạc đã từng bước hình thành đồng hành với con người từ xa xưa đến nay, có những bức tranh cổ nhất, có niên đại trên 35.000 năm
Vì vậy, hội họa được coi là những bộ môn nghệ thuật đỉnh cao nhất trong 6 bộ môn nghệ thuật kể trên.
2. KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN
Không thể phủ nhận vai trò của nhiếp ảnh đã ghi lại nhiều khoảnh khắc đắt giá, mang tính lịch sử của thế giới. Nhiếp ảnh phát triển không chỉ nằm ở vai trò ghi nhận lại lịch sử phát triển mà còn đưa vào nhiều lĩnh vực thương mại, từ đó phát triển xã hội gắn liền với hình ảnh. Thế nhưng việc công nhận nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật còn nhiều hạn chế và đôi khi chưa được công nhận một cách rõ ràng như các bộ môn nghệ thuật hàn lâm kia.
Khi con người phát triển ra chiếc máy ảnh đầu tiên, đó như một cuộc cách mạng của loài người, việc ghi lại hình ảnh cuộc sống thường ngày, dấu mốc lịch sử được chú trọng hơn. Và xuất hiện rất nhiều nhiếp ảnh gia giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Đời thường, động vật hoang dã, báo chí, thời trang, nhiếp ảnh sản phẩm…
3. BÍ MẬT TRONG CUỐN PHIM
Cấu tạo của cuốn phim
Được cấu tạo từ các thành phần hóa học nhạy sáng như bạc và các loại thành phần muối Br, Cl, I… Mỗi loại kết hợp của muối khi kết tủa cho độ nhạy sáng khác nhau, việc này liên quan rất nhiều đến thông số Iso trên cuộn phim.
AGcl: yếu
Ag Br: Vừa
AG I: mạnh
- tạo ra phản ứng nhạy sáng, khi có ánh sáng thì muối: 2Ag Br = 2AG + Br2
Chụp -> Hiện ảnh (ánh sáng thu vào tấm phim), Kết tủa đen (2Ag, Br2)
Khi tráng rửa phim bằng hóa chất đặc biệt, màu của ảnh được hiện lên, nhưng mỗi cuộn phim lại có những tone màu đặc trưng riêng.
Một số cuộn phim có nhiều màu đặc trưng như Fuji Xtra 400, Kodak Ultramax 400, Portra 160 (400, 800). Những cuộn phim này hiện được nhiều người yêu nhiếp ảnh vẫn chụp vì cho ra màu sắc ấn tượng mà thường hậu kỳ rất khó để có tone màu này.
4. ẢNH PHIM VÀ SỰ LIÊN QUAN ĐẾN NGHỆ THUẬT HỘI HỌA
Vào thời kỳ sơ khai, các kỹ sư sản xuất ra các cuộn phim đã ứng dụng rất nhiều mối liên hệ màu sắc trong hội họa vào. Lý do toàn bộ hóa chất liên quan đến màu sắc đều là màu sắc hữu cơ như các màu nền tảng như R-Y-B. Còn với hệ màu RGB là hiển thị, liên quan đến hiển thị. Vì vậy màu sắc RYB cũng được ứng trong nguyên tắc tráng rửa để hiển thị màu sắc, đặc biệt các tone màu: Đỏ – Xanh lá – Da trời – Vàng… đều hiển thị rất ấn tượng nhất. Trong giai đoạn hoàng kim nhất của điện ảnh Châu Á, không thể không nhắc tới đạo diễn Vương Gia Vệ, người đã làm say mê bao thế hệ mộ điệu yêu điện ảnh, yêu màu sắc.
Rất nhiều màu sắc “phim” đặc trưng trong thế giới điện ảnh của Vương Gia Vệ. Các tone màu thường thấy rõ nhất là tone màu R-Y-B và (green). Sau này nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng tại Trung Quốc như ChenMan hay sau này có Zhonglin sử dụng rất nhiều màu đỏ và màu xanh lá trong các layout của mình. Toàn bộ kỹ thuật này đều là phương pháp sử dụng màu sắc đối xứng cặp RED – GREEN trong hệ màu RYB. Và các thể hiện này đưa nhiếp ảnh gần nhất với nghệ thuật hội họa mà không phải ứng dụng màu sắc RGB hiện đại.
5. CẢM HỨNG BẤT TẬN
Dựa vào những cảm hứng đầy nghệ thuật này máy phim đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ, nhiều nhiếp ảnh gia tại Nhật Bản đã ghi lại nhiều hình ảnh tại Nhật từ những thập niên 90. Các bạn có thể thấy các màu sắc cỏ, màu đỏ, màu xanh bue được hiển thị rất rõ ràng và ấn tượng. Các cuộn phim thời kỳ này thật sự đẹp, và các kỹ sư của Nhật Bản đã tạo ra rất nhiều phong cách film tuyệt vời cho đến ngày nay.
Sau này khi chơi ảnh phim gặp nhiều hạn chế về giá thành và kỹ thuật tráng, nên ứng dụng mọi thứ cũ kỹ lên file ảnh kỹ thuật số là phương pháp tối ưu nhất. Học viện nhiếp ảnh Zinble đã tìm hiểu rất kỹ để tìm ra phương pháp tái tạo màu sắc phim trên ảnh kỹ thuật số trong các tác phẩm của mình.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ảnh phong cách phim bắt nguồn từ đâu. Chúc các bạn có nhiều hình ảnh đẹp. Học viện nhiếp ảnh Zinble là đơn vị đào tạo chụp ảnh cưới và thời trang hàng đầu tại Việt Nam. Mọi thông tin đăng ký khóa học cho người bắt đầu vui lòng liên hệ 0988128586 để biết thêm chi tiết.
Bài viết bởi Long Nguyễn